Nên xây tường 10 hay 20 khi làm nhà sẽ tốt hơn?

Khi xây nhà, nên xây tường 10 hay 20 để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo công trình bền đẹp? Đây là chủ đề được rất nhiều khách hàng quan tâm khi đang tìm kiếm giải pháp xây nhà bền đẹp. Để giải quyết cho câu hỏi này, mời quý khách cùng VUAHOME tham khảo ngay những ưu và nhược điểm và cách ứng dụng của tường 10 và 20 để có được câu trả lời phù hợp nhất.

Tường 10 là gì? Ưu nhược điểm và vị trí sử dụng tường 10

Tường 10 chính là tên gọi khác của tường đơn, hoặc tường con kiến với độ dày chỉ khoảng 110mm. Loại tường này được xây từ gạch 4 lỗ độ dày 80mm và được trát vữa mỗi bên 15mm.

Tường 10 có độ dày mỏng giúp tiết kiệm diện tích xây dựng
Tường 10 có độ dày mỏng giúp tiết kiệm diện tích xây dựng

Ưu điểm của tường 10

Với việc sử dụng loại gạch 4 lỗ, gạch có mức giá tương đối rẻ cùng độ dày không quá lớn, chúng ta có thể nhận thấy những ưu điểm của tường 10 như sau:

  • Độ dày 110mm giúp tiết kiệm diện tích xây dựng, từ đó tăng diện tích sử dụng thực tế.
  • Gạch sử dụng là loại gạch lỗ với độ dày tương đối mỏng giúp tiết kiệm chi phí vật tư thi công bao gồm chi phí mua gạch, xi măng, cát.
  • Thi công nhanh chóng hơn so với các loại tường khác, giúp chủ nhà tối ưu thời gian.
  • Tường 10 mỏng, sử dụng gạch 4 lỗ giúp giảm tải trọng lên hệ móng của nhà, giúp công trình nhẹ hơn.

Nhược điểm của tường 10

Gạch 10 sử dụng gạch lỗ, có độ dày mỏng vì vậy khả năng cách âm, chống nóng gần như không có.

Loại tường này cũng có khả năng chịu tải trọng khá kém nên gia chủ cần hạn chế khoan đục hay treo những vật dụng nặng.

Nên hạn chế xây tường 10 ở những vị trí sử dụng treo vật nặng
Nên hạn chế xây tường 10 ở những vị trí sử dụng treo vật nặng

Tường 10 khá yếu nên có nguy cơ sụt lún, hư hỏng nếu gạch phải áp lực lớn vượt quá sức chịu đựng của tường.

Với thiết kế mỏng, tường 10 dễ bị ngấm nước, thoát nước nhanh.

Ứng dụng của tường 10 trong xây dựng thực tế

Tường 10 thường được sử dụng để phân chia không gian trong nhà, giúp tạo nên các phòng riêng và không sử dụng để xây tường, hàng rào bên ngoài.

Loại tường này thường phù hợp với những những ngôi nhà thấp tầng, dùng trong các dự án nhà phố, liền kề từ 4 tầng trở lên nhằm giảm tải trọng xuống móng.

Lưu ý khi xây tường 10

  • Sử dụng thước và các dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo tường thẳng không bị nghiêng, lệch hay vặn tường.
  • Độ dày của mạch đứng thường là 10mm và mạch ngang là 12mm để đảm bảo tường xây lên không bị quá dày hoặc mỏng.
  • Khi xây tường 10 cần xây ít nhất 4 đến 5 hàng ngang và phải đặt lưới thép dọc tường để đảm bảo sự liên kết. Mặt khác, tường 10 thoát nước nhanh nên khi xây cần phải ngâm gạch trước để gạch không hút nước từ vữa.

Tường 20 là gì? Ưu nhược điểm và vị trí sử dụng tường 20

Tương tự như tường 10, tường 20 là loại được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. Đặc điểm của loại tường này đó là có độ dày tương đương với 2 viên gạch, độ dày 200mm trong đó mỗi viên khoảng 100mm, lớp vữa tô tường bên ngoài 10mm, lớp kết nối 2 lớp là 100mm.

Ứng dụng của tường 20 trong xây nhà
Ứng dụng của tường 20 trong xây nhà

Ưu điểm của tường 20

Ưu điểm của tường gạch 20 đó chính là khả năng chống nóng, chống ồn tốt hơn hẳn so với tường 10. Với những ưu điểm này, tường 20 được xem là giải pháp hoàn hảo cho những không gian nằm ở tầng 1, nhà mặt đường, giúp giảm tiếng ồn hiệu quả.

Bên cạnh đó, với độ dày lớn, khả năng chịu lực tốt giúp bảo vệ người và tài sản trong nhà.

Nhược điểm của tường 20

Với độ dày vượt trội, tường 20 chiếm nhiều diện tích xây dựng hơn với tường 10, đồng nghĩa với việc diện tích sử dụng thực tế bị giảm. Điều này đặc biệt bất lợi với những nhà có diện tích nhỏ.

Tường 20 có độ dày lớn khiến diện tích sử dụng thực tế bị giảm
Tường 20 có độ dày lớn khiến diện tích sử dụng thực tế bị giảm

Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém hơn do quy trình xây dựng phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian, nguyên vật liệu hơn và nhân công hơn.

Xem thêm: Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ để chống nứt và ngấm tường

Những ứng dụng của tường 20 trong xây dựng

Tường 20 có khả năng chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt nên thích hợp với không gian ở tầng 1 nhà phố, gần đường nơi ồn ào, ẩm ướt. 

Với những khu vực không có nhà liền kề như nhà ở nông thôn, biệt thự, tường bao quanh nhà cũng nên xây tường 20 để cách âm, cách nhiệt, chống ẩm.

Nhưng lưu ý quan trọng khi xây tường 20
Nhưng lưu ý quan trọng khi xây tường 20

Lưu ý khi xây tường 20

Tường 20 có quy trình xây phức tạp hơn tường 10. Theo đó, tường 20 cần xây 4 đến 5 hàng gạch dọc và xây 1 hàng ngang để đảm bảo liên kết cũng như khả năng chịu lực.

Hàng cuối cùng của tường luôn được đặt ngang để tạo sự liên kết cũng như tính ổn định, khả năng phân tán lực cho tường.

Xây nhà nên xây tường 10 hay 20 thì tốt hơn?

Việc lựa chọn tường 10 hay 20 sẽ phụ thuộc vào vị trí xây thực tế và cả môi trường xung quanh. Ví dụ, với những nhà hướng Tây có khí hậu nóng bức nên chọn tường 20 để tăng khả năng cách nhiệt.

Nên xây tường 10 hay 20 khi làm nhà sẽ tốt hơn?
Nên xây tường 10 hay 20 khi làm nhà sẽ tốt hơn?

Còn với các phân khu chức năng trong nhà, nên chọn tường 10 để phân chia phòng giúp tối ưu chi phí và thời gian thi công. Tại sân thượng nên chọn tường 10 để đảm bảo an toàn.

Nhà phố thì nên xây tường 10 hay 20

Đặc điểm nhà phố đó là phần tường các nhà sát vào vào nhau. Vì vậy, với tường bao quanh có thể xây tường 10 nhưng mặt tiền xây tường 20.

Khi chọn tường 10 để xây cần chú ý đến các giải pháp chống thấm cho nhà.

Nếu nhà phố không giáp ranh với nhà khác hoặc chỉ giáp 1 phần thì nên xây tường 20, vách tường 10.

Nhà 2 tầng nên xây tường 10 hay 20

Với nhà 2 tầng, tường nên xây tường 20 và tường 10 sử dụng để ngăn phòng, vách cầu thang nhằm đảm bảo khả năng chịu lực và độ an toàn cho công trình.

Tùy từng trường hợp thực tế mà người ta lựa chọn xây tường 10 hay 20
Tùy từng trường hợp thực tế mà người ta lựa chọn xây tường 10 hay 20

Nhà cấp 4 nên xây tường 10 hay 20

Nhà cấp 4 có thể lựa chọn tường 10 để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên loại tường này khá mỏng nên sẽ khiến nhà nóng bức hơn. Mặt khác tường có khả năng chống ẩm cũng rất kém, vì vậy sẽ khiến nhà có tình trạng nồm ẩm.

Vì vậy, chỉ nên lựa chọn tường 10 làm vách ngăn giữa các phòng chức năng trong nhà.

Vừa rồi là toàn bộ các thông tin về tường 10 và tường 20 cũng như cách sử dụng phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi VUAHOME để cập nhật thêm các kiến thức xây dựng mới nhé!

Nhận tư vấn ngay




    Nội dung liên quan

    mẫu nhà đẹp

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    ĐĂNG KÝ NHẬN MẪU NHÀ NGAY

    Đã có 2.500lượt đăng ký




      (Nhận mẫu nhà miễn phí qua Zalo)