Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ để chống nứt và ngấm tường? Đây là chủ đề được rất nhiều anh chị quan tâm khi đang có kế hoạch xây nhà. Trong nội dung này, VUAHOME sẽ liệt kê những đặc điểm của các loại gạch cũng như những ứng dụng của chúng trong từng vị trí ngôi nhà. Hãy cùng theo dõi để có thể lựa chọn được loại gạch phù hợp với vị trí cũng như nhu cầu sử dụng của mình.
Gạch đất nung đặc
Gạch đất nung đặc là loại gạch khá phổ biến trong xây dựng. Chúng có kích thước 220x150x55mm với khối lượng từ 2 đến 2.5kg. Chúng được chia thành các loại A1, A2, B với chất lượng giảm dần.
Gạch đặc được đánh giá cao bởi khả năng chịu lực tốt giúp tường tránh được tình trạng vỡ vụn. Đồng thời với kết cấu đặc còn có khả năng chống thấm cực tốt. Hơn nữa, màu đỏ đất nung còn rất thích hợp với những công trình hướng đến sự cổ kính, truyền thống.
Với ưu điểm này, chúng thường được sử dụng cho những vị trí có yêu cầu cao về khả năng chịu lực và chống thấm nước như các hồ nước ngầm, hầm móng, bể phốt, các ô cửa,…
Điểm hạn chế của gạch đặc đó chính là trọng lượng nặng gây khó khăn cho việc vận chuyển và xây dựng. Khả năng cách âm, cách nhiệt cũng khá kém. Mặt khác, loại này có chi phí cao gấp 2, 3 lần so với gạch lỗ.
Gạch 2 lỗ
Gạch 2 lỗ hay còn gọi là gạch thông tâm cũng là loại gạch nung khá phổ biến trong xây dựng. Chúng có thiết kế 2 lỗ thông thường có màu đỏ hồng và đỏ sậm.
Loại gạch này không được đánh giá quá cao về khả năng chịu lực và chống thấm, vậy nên chúng thường được sử dụng ở những vị trí không chịu lực hoặc không yêu cầu về khả năng chống thấm. Thông thường, những tường ngăn phòng sẽ sử dụng loại gạch này, còn khu vực bên ngoài thường kết hợp gạch đặc và gạch 2 lỗ để thi công.
Ưu điểm của gạch 2 lỗ đó chính là khả năng cách âm và cách nhiệt tốt giá thành cũng khá hợp lý. Chính vì vậy chúng thường được dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Đồng thời với trọng lượng nhẹ hơn giúp người thợ xây bớt vất vả hơn.
Nhược điểm của gạch 2 lỗ đó là khả năng chịu lực, chống thấm kém nên tốt nhất không nên làm tường bao, tường bể ngầm, tường nhà vệ sinh để tránh hiện tượng ngấm nứt tường.
Gạch nung 4 lỗ
Gạch nung 4 lỗ có kích thước 190x80x80mm và có 4 lỗ ở giữa viên gạch, chúng có màu đỏ nhạt hoặc đậm. Gạch 4 lỗ thường dùng cho tường dày 100mm hoặc các tòa nhà cao tầng.
Ưu điểm gạch 4 lỗ đó chính là trọng lượng nhẹ nên thi công dễ dàng hơn. Mặt khác, giá thành cũng rẻ hơn các loại gạch nung trên giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm gạch nung 4 lỗi đó chính là khả năng chống thấm và chịu lực không cao nên chúng chỉ thường được xây tường dày 100mm, xây tường ngăn phòng. Khả năng cách âm và cách nhiệt cũng không cao.
Xem thêm: Tại sao phải chống thấm cho mái nhà trong khi không dùng?
Gạch 6 lỗ
Loại gạch này có nhiều lỗ thông tâm với kích thước thường là 220x105x150mm, chúng có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm. Loại gạch này thường dùng để xây tường nhà.
Với đặc điểm thiết kế này, gạch 6 lỗ giúp tiết kiệm chi phí tối đa, rút ngắn thời gian thi công. Và với trọng lượng nhẹ giúp giảm trọng lượng công trình đáng kể. Và với thiết kế nhiều lỗ giúp tăng khả năng cách nhiệt.
Nhược điểm của gạch 6 lỗ đó chính là khả năng chống thấm và chịu lực rất kém. Trong trường hợp bắt vít treo tivi, điều hòa,… cần thật chú ý để tránh làm hỏng vỡ tường.
Vừa rồi là đặc điểm và ứng dụng của các loại gạch trong xây nhà. Chắc chắn với những thông tin vừa rồi sẽ giúp anh chị giải đáp thắc mắc xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ để chống nứt và ngấm tường. Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, anh chị hãy liên hệ với VUAHOME để được giải đáp nhanh chóng nhé!