Thủ tục nhập trạch hay thủ tục về nhà mới là nghi thức bắt buộc phải thực hiện nếu gia chủ muốn hút tài lộc, gặp nhiều may mắn. Vậy đó là những thủ tục nào? Cùng VUAHOME điểm tên top 5 thủ tục nhất định phải làm khi vào nhà mới. Mời anh chị cùng tham khảo nhé!
Thực hiện nghi lễ nhập trạch khi về nhà mới
Nhập trạch trong tín ngưỡng văn hóa Việt Nam là nước quan trọng và cần thiết khi chuyển đến nhà mới. Theo nghĩa Hán Việt, nhập có nghĩa là “vào”, trạch có nghĩa là “nhà”. Hiểu đơn giản đó chính là vào nhà mới. Lúc này, lễ nhập trạch là thủ tục để gia chủ khai báo với thần linh, thổ địa cai quản mảnh đất này.
Mục đích của việc này cũng chính là thể hiện lòng thành, lời cảm ơn với bề trên mà còn tượng trưng cho lời chúc, mong muốn sự khởi đầu thuận lợi, gia đình gặp nhiều may mắn, an lành khi sinh sống tại đây.
Một buổi lễ nhập trạch cần được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ với những bước sau:
- Lựa chọn ngày tốt để nhập trạch: Gia chủ thường sẽ hỏi các thầy phong thủy, các người có khả năng tính toán ngày giờ lành.
- Một mâm cỗ với ngũ quả, hương hoa, mâm thức ăn.
- Văn khấn gồm phần dành cho thần linh và tổ tiên.
Đặc biệt, theo thủ tục nhập trạch các thành viên khi bước vào nhà sẽ không đi tay không mà cầm theo những đồ vật tượng trưng cho may mắn như chổi mới, bếp, gạo, muối, vàng,….
Khi đến giờ lành, gia chủ đặt mâm cúng, đích thân thắp hương khấn vái để xin phép được chuyển vào nhà.
Xem thêm: 8 điều kiêng kỵ khi làm thiết kế cầu thang theo phong thủy bạn nhất định phải biết
Thực hiện xông nhà và tẩy uế ngôi nhà
Đây là một tín ngưỡng được áp dụng khá phổ biến trong đời sống không chỉ riêng việc nhập trạch về nhà mới.
Mục đích của việc này đó chính là thanh lọc xung quanh, làm sạch không khí, xua đuổi điều xui xẻo từ đó mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc và bình an cho gia đình.
Nguyên liệu xông hơi thường sẽ có quả bồ kết, trầm hương, tinh dầu, vỏ bưởi, củ sả,…. Đây là những nguyên liệu thường dùng trong xông nhà để tẩy uế.
Cúng thần tài thổ địa trong thủ tục nhập trạch về nhà mới
Theo quan niệm của ông cha ta, ông Địa tượng trưng cho vị thần cai quản vùng đất mà gia đình đang sinh sống. Thần tài giúp mang lại may mắn, thuận lợi cho việc làm ăn. Nghi lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa cũng là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt xưa.
Thông thường, thời gian cúng Thần Tài sẽ vào giờ Thìn từ 7 đến 9h sáng. Trước khi cũng cần dọn dẹp sạch sẽ kỹ càng bàn thờ, nơi đặt không được trước cửa phòng tắm hay thùng rác.
Mâm cúng cần chuẩn bị hoa quả, heo quay, gà, chuối chín vàng, táo,hoa tươi,… Sau khi chuẩn bị xong, gia chủ đọc văn khấn để cầu mong hai vị Thần phù hộ, độ trì mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Bếp lửa và chiếu là 2 đồ dùng cần mang vào nhà trước tiên
Theo quan niệm từ xưa, bếp và chiếu là 2 vật dụng quan trọng nhất cần đưa vào nhà mới vì nó tượng trưng cho sự no đủ, hạnh phúc, ấm áp. Theo đó, bếp lửa có khả năng xua tan âm khí còn tồn đọng. Không nên mang bếp điện vì theo dân gian, bếp điện có nhiệt mà không có lửa nên không tốt.
Mặt khác, bếp lửa còn hiện thân của ông Táo đại diện cho sự đầm ấm hòa thuận của gia đình.
Nổi lửa và mở cho vòi nước cho chảy
Gia chủ khi vào nhà mới nên nổi lửa để nấu nướng hoặc đơn giản hơn là đun sôi một ấm nước. Bên cạnh đó, có thể mở cho vòi nước chảy 1 lúc, cũng có thể bật quạt để không khí trong nhà được lưu thông nhưng không chĩa hướng gió ra ngoài cửa chính để đảm bảo luồng khí mới, tài lộc được luân chuyển trong nhà.
Vừa rồi là 5 thủ tục nhập trạch gia chủ nhất định phải làm để hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Để có thêm các kiến thức thú vị khác, các bạn đừng quên thường xuyên truy cập website https://vuahome.com/ của VUAHOME nhé!